TRANG CHỦ  |  GIỚI THIỆU  |  CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN  |  PHONG THỦY NHÀ Ở, VILA, BIỆT  |  PHONG THỦY CƠ QUAN  |  TƯ VẤN PHONG THỦY  |  CÁC BÀI VIẾT  |  HỎI ĐÁP  | 
Phongthủynhàđẹp.com - luôn mang thịnh vượng cho mỗi gia đình. ĐTNR: 04.39438242 DĐ: 0943485404 - 0977471953.
Ngày 9/5/2025   9:53:54 PM

GIỚI THIỆU PHONG THỦY

Giới thiệu

Phong thủy là gì?

Các quy luật cơ bản trong tự nghiên

Kinh dịch

Tư vấn phông thủy thực tế

Xem đặt mộ

Xem hôn nhân

Xem sinh đẻ

CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN

Tư vấn theo yêu cầu

NỘI DUNG TƯ VẤN THỦY NHÀ Ở, VILA, BIỆT

Tìm địa thế đất

Hình thể và kiến trúc

Chọn hướng nhà

Chọn kích thước nhà

Chọn Nguyên khí, Phân kim Chủ địa khí

Bố trí vận bàn Cửu cung Trạch vận

Chọn các tiết minh

Chọn phương đặt Cổng, cửa

NỘI DUNG TƯ VẤN PHONG THỦY CHO CƠ QUAN

Phong thủy cho Văn phòng - Công sở

NỘI DUNG TƯ VẤN PHONG THỦY CƠ SỞ KD

Phong thủy cho Cơ sở kinh doanh

PHONG THỦY SÂN VƯỜN

Phong thủy sân vườn

HÓA GIẢI VÀ TRẤN YỂM

Hóa giải, trấn yểm

LẬP HỒ SƠ PHONG THỦY

Lập hồ sơ phong thuỷ

Bộ hồ sơ phong thủy

KINH NGHIỆM THỰC TẾ

Kiểm nghiệm qua thực tế

CÔNG TRÌNH ĐÃ TƯ VẤN

Biệt thự, Vila

Nhà ở

Cơ quan

Hỏi đáp

Câu hỏi thường gặp

  Quảng cáo
http://phongthuynhadep.com
http://phongthuynhadep.com

THỐNG KÊ

Lượt truy cập: 208055165
Đang online: 25
Trang chủ | GIỚI THIỆU PHONG THỦY | Phong thủy là gì?
Định nghĩa về Phong thủy
Đó có rất nhiều khái niệm về Phong Thủy, từ những khái niệm đơn thuần như: Phong là Gío, Thủy là Nước, làm nhà theo thuật Phong thủy là làm thế nào để có Phong, có Thủy trong ngôi nhà của mình có được tàng Phong, tích khí để đón được lành, tránh được giữ cho con người ở trong ngôi nhà đó.

Nếu hiểu đơn giản như thế cũng có một phần đúng nhưng chưa đủ. Theo văn hóa Cổ Phương đông và phân tích của các nhà khoa học thì Phong thủy là một hiện tượng văn hóa có từ cổ đại, đó là một thuật số để tính toán về Thiên Văn, Địa lý, về Thiên - Địa - Nhân . Như  vậy Phong không chỉ đơn giản là gió mà chính lại là khí. Kinh dịch viết” Tinh khí là vật – Thiên Địa yên ấm, vạn vật nảy sinh” tức là nói nguyên tố căn bản của vũ trụ là khí.Khi Khí ở trạng thái hỗn độn thì lúc đó Trời - Đất chưa phân chia. Khi khí trong, nhẹ nổi lên thì thành trời, khí nặng, đục chìm xuống thì thành đất. Lúc đó Trời - Đất bắt đầu phân chia thành Dương trên, Âm dưới. Khi Dương khí ở trên giao hoà với Âm khí ở dưới thì thành vạn vật. Linh khí giao nhau sinh ra cho con người và mọi sinh vật. Cho nên khí tồn tại mọi lúc mọi nơi tạo thành tất cả vật chất trong Vũ trụ. Sự biến đổi của khí là vĩnh hằng không ngừng. Vạn vật sinh thành, huỷ diệt, tươi tốt hay úa tàn, mạnh khoẻ hay suy yếu đều phụ thuộc vào sự biến đổi không ngừng đó. Kinh dịch đó nói “ Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” khi đến tận cùng thì biến hoá, biến cần phải thông, thông sẽ đạt được sự sinh tồn, ổn định, thịnh vượng. Sự biến đổi của khí theo một trình tự nhất định cuối cùng sẽ tìm được một vị trí nhà ở thích hợp. Nếu nhà ở chỉ tính theo mệnh cung phối hướng thì mệnh con người mang một hành nào đó khi phối hợp với hướng nhà nào đó cũng mang một hành nên khi đó nó tạo ra một khí mới tác động trở lại với mệnh người có thể làm cho tốt lên nếu được sinh hợp, hoặc xấu đị nếu bị khắc sát, đấy là loại khí thứ nhất. Bên cạnh đó chúng ta  (Con người) đang sống trên Trái đất, giữa Vũ trụ bao la có vô vàn các hành tinh mà Trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ cùng thuộc hệ mặt trời. Trái đất của chúng ta luôn quay xung quanh mặt trời với một vòng là 365 ngày, và nó cũng tự quay xung quanh trục của nó với một vòng là 24 giờ. Trong vũ Trụ bao la không chỉ có Trái đất quay xung quanh Mặt trời mà còn có rất nhiều các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng quay xung quanh mặt Trời như: Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Kim, Sao Mộc, Sao Hải Vương, Sao Diêm Vương, sao Thủy, sao Thổ, chòm sao Thất tinh Bắc đẩu, các chòm sao Nhị Thập Bát Tú v.v..Tất cả các ngôi sao trong vũ trụ đó cùng với Trái đất của chúng ta luôn có những lực tương tác lẫn nhau. Ví dụ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất nó có lực hút tới trái đất làm cho mực nước trên vỏ mặt Trái đất lúc tăng, lúc giảm thành Thủy triều. Các vì Sao trong hệ Mặt Trời  tác động mạnh nhất đến Trái đất phải kể đến chòm 9 ngôi sao hay gọi là Thất tinh Bắc đẩu, cộng hai sao đi bên cạnh là Tả Phù, Hữu Bật vận hành theo theo hình xoắn là:

1.         Sao Tham Lang: Hành Mộc

2.         Sao Cự Môn: Hành Thổ

3.         Sao Lộc Tồn: Hành Thổ

4.         Sao Văn Khúc: Hành Thủy

5.         Sao Liêm Trinh: Hành Hỏa.

6.         Sao Vũ Khúc: Hành Kim                      

7.         Sao Phá Quân: Hành Kim

8.         Sao Tả Phù: Hành Thủy.

9.         Sao Hữu Bật: Hành Thủy

 


Chính những lực tương tác của các hành tinh đó tác động liên tục trên Trái đất trong suốt 365 ngày, mà mỗi ngày Trái đất lại ở một vị trí khác nhau trong không gian vì vậy với mỗi thời gian khác nhau Trái đất mà con người sống trên đó phải chịu những trường  khí tương tác của các hành tinh khác nhau. Con người sống trên quả đất đó từ lâu biết được khí trường trên trái đất biến đổi theo mùa. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi này là do là do Trái đất quay xung quanh Mặt Trời không phải là theo hình tròn mà quỹ tích là một hình ELIP, độ nghiêng của trục là 66 độ 34 phút. Sau khi Trái đất quay xung quanh Mặt Trời một vòng người xưa gọi là Hoàng đạo. Nếu chia vành đai này thành 24 phần bằng nhau sẽ thành 24 tiết khí mà con người đó dùng mấy nghìn năm nay làm nông lịch. Chính những lực khí trường khác nhau đó các nhà Huyền không học đó đưa ra được các thuật số để tính toán theo “ Lường Thiên Xích” – Thước đo của Trời – theo 9 bước của Cửu tinh để tính cho từng vận khí đó là Thiên khí hay Thực khí.  Họ cho rằng Thiên khí tuy là vô hình không thể nhìn bằng mắt, sờ bằng tay, nhưng có thể dựa vào Khí – vào Thời tiết mà biết được đường đi cụ thể, có đưa ra được những con số để làm căn cứ, có Sinh, Thành, Bại, Diệt, có Mừng, Dận. Lo, Buồn, điều đó đó được nghiệm chứng trong thiên biến vạn hoá của sự vật. Nó trở thành khoa học lưu truyền lâu đời của Phương Đông, không thể nghi ngờ, không thể bị xoá mất và được đánh giá rất cao. Khí được tính thông qua bàn tinh được hình thành do sự vận hành của Cửu tinh có vị trí trung tâm gọi là Thiên tâm và tám phương theo Bát quái. Chúng liên hệ với nhau, nương tựa vào nhau mà tồn tại hình thành một khí trường thống nhất. Tuy nhiên khí trường thống nhất sẽ tuỳ theo Toạ, Hướng của mỗi ngôi nhà khác nhau mà phát sinh biến đổi. Đồng thời do Vũ trụ vận động biến đổi không ngừng, nên khí trường trên mặt đất cũng tuỳ theo từng thời gian khác nhau mà gây ra những biến đổi khác nhau. Nói một cách cụ thể là nó biến đổi theo từng Nguyên vận, Đại vận, Tiểu vận, Niên vận.... Sự vận hành của Cửu tinh có 3 chức năng sau đây:

-           Thứ nhất là nó phát ra khí quẻ mạnh nhất.

-           Thứ hai là nó khống chế toàn bộ khí trường của Tinh bàn.

-           Thứ ba là nó quyết định sự Vượng suy của thời vận.

  Khi sao đương lệnh ở trung cung thì nó là sao vượng nhất, do đó nó có thể khắc chế hay làm hưng vượng các sao ở trong tinh bàn theo hành của các sao đó có sinh, có khắc. Nó làm cho con người sống trong từng cung của Cửu tinh bàn đó nhận được các trường khí khác nhau, tác động trực tiếp đến Vượng, suy, thành, bại, hao mòn sức khoẻ, gian lận, thương tật... cho mỗi con người. Từ xưa đến nay các nhà Huyền không học cho rằng làm thế nào có được một ngôi nhà có khí tụ mà không tán, đón được các cát khí, tránh được tối đa các hung họa do khí xấu tác động lên Trái đất, và có đủ tàng Phong, tích Khí thì sẽ đón được lành, tránh được giữ cho con người sống trong ngôi nhà đó. Môn Huyền không học giới thiệu rất kỹ về Thực khí trong tinh bàn khi phi tinh Toạ, Hướng theo từng thời Vận. Xét theo quan hệ của phi tinh toạ và Phi tinh hướng trong tám cung trên địa bàn thì Phi tinh Hướng và toạ là chủ, là chính, phi tinh sáu cung còn lại là thứ yếu nhưng nó vẫn tác động trực tiếp trên cung đó và gây ảnh hưởng không nhỏ đễn cát, hung, phúc, hoạ cho gia chủ. Tuy nhiên nếu Hướng tinh mà vượng thì toàn bàn đều vượng, hướng tinh mà suy thì toàn bàn đều suy vì vậy các chuyên gia Phong thuỷ phải làm sao thết kế cho mỗi gia đình đều có Hướng tinh vượng  đây là một đặc trưng và yêu cầu khắt khe của Huyền không Phong thuỷ học.

             Ngoài Thiên Khí còn có Địa Khí. Trái đất trong lòng của nó là một khối phản ứng nhiệt khổng lồ , nó tác động lên bề mặt của nó thành các dòng khí chảy ngầm khác nhau. Cùng với nó là Từ  trường do chính Trái đất tạo ra luôn luôn tồn tại chạy trong vỏ Trái đất  tạo ra những dòng Địa khí . Cũng như  con người ngoaì mạch máu chảy còn có khí, (Khí Huyết). Trên vỏ Trái đất cũng vậy ngoài các mạch nước chảy như: Sông, suối... còn có Khí mạch ( Địa Khí) luôn chảy theo đường đi của Thủy. Địa khí đi chìm, đa tĩnh, khó chuyển rời, có khi hàng chục năm, hàng trăm năm mới có sự dịch chuyển theo sự vận động của lục địa, rất đa dạng phong phú, nó đi chìm trong lòng đất tới chỗ kết huyệt

     Các mạch khí trên toàn bộ hành tinh của chúng ta bắt đầu từ  Núi TUDI là nơi xuất hành Long của cả địa cầu và theo đó các mạch khí chảy theo trong lòng đất lan tỏa đến các Châu lục. Khí mạch trong lòng đất chảy đến đâu thì mạch nước Thủy trong tự nhiên chảy đến đó gắn bó hữu tình với nhau không ngừng cùng với thế Núi, Đồi, gò đầm tạo thành Tổ Sơn, Thái Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Phụ Mẫu Sơn, Chi Long, Cán Long, Cước Long và kết huyệt ở những nơi Thủy tụ. Đó là Địa Khí hay Nguyên khí.

    Như vậy Phong  phải hiểu là Khí là một dạng vật chất cực kỳ nhỏ và biến đổi linh hoạt, tinh tế thành sự giao hoà trong Vũ Trụ, Trời đất.  Khí tồn tại dưới hai dạng là Thực khí và nguyên khí hay còn gọi Thiên khí và Địa khí. Thiên khí đi nổi trên bề mặt của Trái đất, mang tính Dương, là Dương khí, biến đổi không ngừng đồng thời chịu tác đông ảnh hưởng vào địa hình, địa vật của các công trình. Địa khí đi chìm bốc lên từ lòng đất biểu hiện thông qua vùng khí trường của ngôi nhà mang tính Âm, là Âm khí. Dương khí luôn luôn động nên phát nhanh nhưng lực yếu. Âm khí tĩnh nên phát chậm nhưng lực lại mạnh hơn Thiên khí rất nhiều lần.  Chính vì vậy trong khoa Phong Thủy luôn coi trọng Địa khí hơn Thiên khí và phải tuân thủ Nhất vị, nhị Hướng mà chính Thiên khí và Địa khí tác động trong cửu cung của ngôi nhà là vị, là đứng vị trí quan trọng nhất của Phong Thuỷ cho ngôi nhà.

               Thứ nữa là Thủy, Thủy có thể hiểu đơn giản là nước. Nghiên cứu về Thủy một mặt là nghiên cứu về Nước, hay là Long. Nước được chảy hữu tình trên mặt đất để dẫn theo dòng Địa khí, cũng như mạch máu trong cơ thể con người mạch máu dẫn máu đi nuôi cơ thể, máu chẩy đến đâu thì khí đi đến đó, máu tắc thì khí không thông, người khoẻ mạnh mạch máu chảy mạnh thì khí huyết tốt, ở trong lòng đất cũng vậy  chỉ khi có Thủy thì khí mới được dẫn lưu thông, khi Thuỷ tụ thì đất kết Huyệt. Trong Phong thủy, Thủy được tính theo vòng Trường Sinh, theo cục, có Thủy thuận chiều, Thủy ngược chiều, ( Thủy Thuận, Thủy Nghịch).Thủy luôn chảy hữu tình trên mặt đất mà Phong Thủy đó tìm ra được sự ảnh hưởng của sự tác động do Thủy không nhỏ đến sức khỏe và đời sống con người. Đối với một ngôi nhà mà có Tả Thanh Long, Hữu Bạch hổ, trước Chu tước, sau Huyền vũ, ngoài ra còn có Minh đường, các án, Sa... thì nơi đó gọi là đất đẹp.

       Như vậy Phong Thủy thực chất là một bộ môn Khoa học, nghiên cứu về Thiên Văn, Địa lý, về những ảnh hưởng tương tác giữa Vũ trụ, Trái đất , sao trời, khí tượng theo từng năm, từng tháng, từng ngày, từng mùa ,theo địa hình, địa thế, theo thế Núi, thế đồi, thế gò, thế đầm, thế sông, thế lạch, thế đất , thế nước quanh ta. Việc tìm được địa thế để đặt ngôi Dương cơ , nơi cư trú cho mỗi con người, mỗi Gia đình hay đặt được ngôi mộ tốt kết Phát cho Tổ Tiên theo đúng Địa lý Phong Thủy phù hợp với các yếu tố Khoa học , Thiên Văn, Địa lý ,với vận, với thời là không thể tùy tiện. Phải có đầy đủ các tính toán biện chứng khoa học về Thiên văn, Địa lý và phải được kiểm nghiệm qua bề dầy thực tế của Văn hóa cổ Phương Đông. Đặc biệt là Trung Hoa là nước phát triển Phong thủy có chiều sâu, có đầy đủ các chứng cứ khoa học cũng như các chứng cứ kinh nghiệm để minh chứng Phong Thủy thực sự là môn Khoa học công khai, áp dụng có hiệu quả trong các công trình xây dựng nhà ở, dương trạch, hay âm phần Mồ mả.

     Chính vì vậy tại Việt Nam trong những thập kỷ qua đó có rất nhiều các Giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, kiến trúc sư, đó phối hợp với các trường Đại học Kiến Trúc, Đại học Xây dựng có những hội thảo khoa học , đó chứng minh và đi đến những kết luận thống nhất: Phong Thủy là Khoa học, là cần thiết có giá trị sử dụng cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên do cách tiếp cận về Phong Thủy còn nhiều người hiểu biết ở nhiều cấp độ khác nhau, song nếu nhìn theo khía cạnh khoa học thì Phong Thủy chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa Địa từ trường Trái đất, các mạch khí chảy trong địa tầng trái đất (Địa khí) và các lực khí của Vũ Trụ (Thiên khí)  luôn tác động lên sức khỏe, sinh lý của con người. Và hiển nhiên Phong Thủy không phải là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, cũng không có gì là Thần bí mà đơn giản hiểu  Phong Thủy là một bộ môn khoa học, Phong thủy tính toán được để chúng ta lựa chọn phương án sắp xếp cho ngôi nhà của mình sống được an toàn, thỏa mái, tốt đẹp hơn, có lợi cho sức khỏe, luôn phát sinh được về vật chất, tinh thần, đáp ứng được các nguyên tắc Thẩm mỹ, cảnh quan tự nhiên đẹp, địa thế hài hòa, không khí trong lành, ánh sáng đầy đủ, thông thoáng, thuận theo địa lý tự nhiên của Vũ trụ, Trời đất. Để hiểu chi tiết hơn về Phong Thuỷ chúng tôi giới thiệu về một số quy luật của tự nhiên.

 
Các tin khác
Video


phong thuy nha dep

phong thuy nha dep
  HỖ TRỢ ONLINE

Tư vấn online

  Quảng cáo
thiet ke web
http://phongthuynhadep.com
TRANG CHỦ     GIỚI THIỆU     CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN     PHONG THỦY NHÀ Ở, VILA, BIỆT     PHONG THỦY CƠ QUAN     TƯ VẤN PHONG THỦY     CÁC BÀI VIẾT     HỎI ĐÁP    


    Địa chỉ liên hệ: Cơ sở 1 tại Hà Nội nhà Thiêm Hồng

Số 31 Hàm Long - Hàng Bài - Hoàn Kiếm - Hà nội
Điện thoại liên lạc: 04.39438242 - 0943485404 - 0977471953.
Email:
Phongthuynhadep@gmail.com
Website:
Http://www.phongthuynhadep.com

Thiết kế website bởi haanhco.,Ltd